Skip to main content

Bộ nhận diện thương hiệu hoàn hảo




Với một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh. Sẽ đảm bảo việc thể hiện sự khác biệt của thương hiệu. Nó sẽ trở thành những kết nối trong suốt thời gian tồn tại của thương hiệu. Dưới đây là 6 yếu tố tạo nên một thương hiệu hoàn chỉnh:



1. Tên thương hiệu


Khi cần đặt tên cho một thương hiệu mới, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tên gọi mang tính chất mô tả.


Tên thương hiệu là tên gọi dùng để nhắc đến bản thân. Tên thương hiệu thường không phải là tên đăng ký pháp lý của công ty.

Chẳng hạn như: Bia Sài Gòn,
C25. Tuy nhiên, đến nay, nếu những tên gọi mang tính chất mô tả như vậy vẫn có khả năng đăng ký pháp lý đi chăng nữa thì chúng cũng không đủ sức tạo sự khác biệt cho thương hiệu.


Ngoài ra, hiện nay có một số cách đặt tên thương hiệu đang tồn tại bao gồm:


- Những tên gọi mang tính chất gia đình: những tên gọi này thường không được đánh giá cao. Tuy nhiên, những thương hiệu này lại thể hiện một đặc tính riêng biệt mà chúng ta không nên bỏ qua. Khi nghe những cái tên như Thái Tuấn (dệt may), Minh Long (gốm sứ) hay Hilton (khách sạn), thật dễ để hình dung người sáng lập đã gửi trọn biết bao tâm ý và lý tưởng khi sử dụng tên gọi của chính mình cho tên gọi.


- Những tên gọi gợi sự liên tưởng về mặt cảm xúc như: Nhà Xinh (nội thất), Quán Ngon (nhà hàng ẩm thực) hay Sunsilk (dầu gội đầu) thường chiếm ưu thế nhiều hơn so với tên mô tả hay tên gia đình trong việc thể hiện tính cách của thương hiệu. Bởi ngay khi nghe hay đọc những tên gọi này, những liên hệ về mặt cảm xúc đã bắt đầu nhen nhóm trong tâm trí.


- Tên gọi trừu tượng: tên gọi trừu tượng có thể bao gồm các phần cấu tạo tên khác nhau ghép lại. Mặc dù có thể chúng ta không ý thức được điều này, song ý nghĩa hàm ẩn của những phần tên ghép đó có thể tạo cho chúng ta một ấn tượng tích cực. Ví dụ: Protec (mũ bảo hiểm), BiscaFun (bánh kẹo), VietinBank (tài chính ngân hàng).

- Kiểu tên thương hiệu cuối cùng là những tên gọi tiện dụng do chính thị trường tạo ra. Thường khi tên thương hiệu quá dài, thị trường sẽ tự rút ngắn tên gọi đó lại. Điều này đã xảy ra với International Business Machine, tên thương hiệu mà sau này chúng ta thường biết đến với tên viết tắt nổi tiếng IBM. Các tên gọi tắt thường mờ nhạt về mặt ý nghĩa, ít khả năng biểu đạt cảm xúc và dễ chìm nghỉm trong vô vàn những tên thương hiệu viết tắt khác có mặt trên thị trường.

Xen giữa những kiểu tên thương hiệu cơ bản trên còn có rất nhiều thương hiệu thuộc dạng tên ghép. Chẳng hạn như Vinamilk, là thương hiệu kết hợp giữa tên trừu tượng và tên mang tính chất mô tả hay thương hiệu Blue~ của công ty CMC Telecom, độc đáo nhờ biểu tượng sóng (~) được ghép vào sau tên gọi khá phổ biến là Blue.

Yêu cầu căn bản của việc đặt tên thương hiệu chính là tên thương hiệu cần ngắn gọn và giàu sức biểu cảm.


Đồng thời, nếu tên thương hiệu phát triển dựa trên một chiến lược khác biệt hóa được xây dựng kỹ lưỡng, nó sẽ giúp bạn tạo những kết nối tích cực với khách hàng theo suốt thời gian tồn tại của thương hiệu.

2. Câu định vị thương hiệu


Bên cạnh tên thương hiệu, một trong những công cụ thể hiện ngôn ngữ của thương hiệu có sự tác động rất lớn chính là câu định vị thương hiệu, thường được gọi là slogan, khẩu hiệu hay câu khẩu hiệu.

Câu định vị thương hiệu là câu diễn đạt một cách cô đọng về mặt ngôn ngữ nhằm giúp nhấn mạnh thêm chiến lược khác biệt hóa thương hiệu, được sử dụng nhất quán trên tất cả các tài liệu truyền thông của thương hiệu.


Thời gian tồn tại lâu dài của một câu định vị thương hiệu chính là điểm khác biệt với các tiêu đề quảng cáo hay ý tưởng cho một chiến dịch quảng cáo. Câu định vị thương hiệu là một phần trong nhận diện bản sắc cốt lõi của thương hiệu. Nó có thể nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông - marketing thường xuyên của doanh nghiệp.

Trong khi câu tiêu đề và những hình ảnh sử dụng trên các tài liệu truyền thông mang tính quảng cáo luôn thay đổi thường xuyên để đáp ứng các mục tiêu chức năng và mang tính chiến thuật thì câu định vị ra đời là để cất tiếng giới thiệu điều gì khiến cho chiến lược thương hiệu của bạn khác biệt.


Mặc dù cậu định vị thương hiệu có thể thay đổi, song bạn không nên làm thế chỉ vì muốn có sự thay đổi.


Cho dù câu định vị cho thương hiệu được phát triển theo cách nào đi chăng nữa, nếu nó vẫn đảm bảo việc thể hiện sự khác biệt của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh thì nó vẫn sẽ là một tài sản giá trị để cạnh tranh trên thị trường.


3. Mẫu logo


Mẫu logo thường được xem là yếu tố thể hiện hình ảnh quan trọng nhất của thương hiệu. Trên thực tế, xét tổng thể một hệ thống nhận diện thương hiệu thì mẫu logo chỉ là một phần trong tập hợp các yếu tố cốt lõi cần thiết để tạo dựng nên hình ảnh thương hiệu mạnh trong tâm trí.


Đối với Marlboro chẳng hạn, hình ảnh chàng cao bồi phong trần in đậm trong trí nhớ của chúng ta hơn là mẫu logo mà họ sử dụng, mặc dù hình ảnh quảng cáo này đã được sử dụng từ rất lâu và thậm chí không hiển thị trên bao thuốc.


Xét một cách chặt chẽ, mẫu logo là thiết kế của tên thương hiệu được sáng tạo từ các chữ cái với phong cách độc đáo riêng. Mẫu logo dạng này đôi khi được gọi là “wordmark” (tạm dịch: “từ hiệu”). Nhưng trong thực tiễn, mẫu logo phổ biến thường chỉ bất kỳ sự kết hợp nào giữa cách xử lý tên thương hiệu với các yếu tố thể hiện hình ảnh đồ họa, ví dụ như hình biểu tượng (đôi khi được gọi là “brandmark” - tạm dịch: “dấu ấn thương hiệu”), đồng thời sự kết hợp đó được áp dụng một cách nhất quán nhằm xác định tính nhận biết của thương hiệu.


Khả năng tạo dựng một bản sắc để nhận diện thương hiệu khó quên là một đóng góp mang ý nghĩa quan trọng của logo. Do vậy, mẫu logo không thể không hỗ trợ cho những mục tiêu chiến lược của thương hiệu.


Thông thường, mẫu logo được kết hợp giữa tên thương hiệu với một biểu tượng riêng, chẳng hạn như logo DongA®Bank hay BiscaFun®, hoặc súc tích hơn là khi các chữ cái tên thương hiệu được tích hợp với một biểu tượng độc đáo như logo của VinaSoy® và Archetype®.

Cả hai dạng logo này đều sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi mẫu thiết kế phát triển từ những nét cảm xúc đã thiết lập trước đó và thể hiện thông qua một hình ảnh giàu ý nghĩa ẩn dụ, chẳng hạn như mặt trời trong logo DongA®Bank và chiếc lá trong logo VinaSoy®, hoặc thông qua các hình trừu tượng nhưng vẫn gợi lên những nét đặc tính cảm xúc, chẳng hạn như mẫu logo của BiscaFun®vàArchetype®.

4. Màu sắc thương hiệu


Màu sắc thương hiệu là một trong những yếu tố hình ảnh quan trọng giúp hình thành nên bản sắc của hệ thống nhận diện thương hiệu cốt lõi. Nó có thể là một màu hoặc một bảng màu cụ thể được sử dụng nhất quán trong tất cả tài liệu truyền thông của thương hiệu nhằm thể hiện thương hiệu.


Về mặt chuyển tải thông điệp, có hai yếu tố cần ghi nhớ đó là đặc tính cảm xúc của từng màu sắc và màu sắc có khả năng giúp bạn tạo sự khác biệt cho thương hiệu trên thị trường.


Đặc tính cảm xúc của từng màu sắc cần phải được xác định bằng cách hình dung mối liên hệ giữa chúng với những giá trị cảm xúc nhất định theo những gì mà chúng ta thu nhận trong cuộc sống. Việc xác định ý nghĩa cảm xúc của từng màu sắc có phù hợp với thương hiệu doanh nghiệp hay không, đó là một sự cân nhắc quan trọng.

Đối với màu sắc có khả năng giúp bạn tạo sự khác biệt cho thương hiệu trên thị trường thì hiện nay, rất nhiều thương hiệu trên thế giới vẫn sử dụng phổ biến màu xanh nước biển và sau đó là màu đỏ. Sử dụng hai màu này có thể khiến bạn trông như được gia nhập vào một câu lạc bộ thương hiệu lớn, song bạn sẽ chỉ là một trong số rất nhiều thành viên trong câu lạc bộ đó mà thôi.


Còn có những màu sắc khác có thể giúp bạn tạo sự nhận biết riêng. Thậm chí ngay cả với một màu tương đối phổ biến chăng nữa thì cũng có nhiều sắc độ và tông màu độc đáo có thể giúp phá vỡ lối mòn trong việc sử dụng màu sắc thông thường.


Để tạo được ấn tượng sâu đậm về mặt màu sắc cần sử dụng màu thương hiệu không chỉ cho mẫu logo mà cần phải áp dụng cho mọi thứ trừ khi có yêu cầu cụ thể nào khác. Điều đó có nghĩa là phải sử dụng màu sắc của thương hiệu không chỉ trên những diện tích lớn như phông nền, bề mặt bao bì... mà thậm chí cả trên tiêu đề phụ trong các cuốn tài liệu giới thiệu, những dấu hiệu nhỏ đánh dấu đầu dòng trong các ấn phẩm in ấn... Nếu khéo léo lựa chọn màu sắc cho thương hiệu thì lợi ích mang lại sẽ rất lớn.


5. Kiểu chữ thương hiệu


Kiểu chữ thương hiệu là một bộ kiểu chữ cụ thể, thường bao gồm các dáng chữ thường, chữ thường in nghiêng, chữ in đậm, chữ đậm in nghiêng hoặc một cặp đôi gồm hai bộ kiểu chữ nhưng ít khi nhiều hơn nữa. Những kiểu chữ này được sử dụng nhất quán cho tất cả các nội dung văn bản, tiêu đề, lời chú thích và những diễn đạt khác bằng ngôn ngữ viết trong tất cả các tài liệu truyền thông của thương hiệu nhằm thể hiện thương hiệu.


Để hiểu được tầm quan trọng của kiểu dáng chữ đối với bản sắc nhận diện thương hiệu, hãy xem các hàng chữ trên mang lại những cảm xúc khác nhau như thế nào. Chỉ là sự thay đổi về kiểu chữ song nó cũng có thể thay đổi cảm nhận trong tâm trí
người đọc.


Sử dụng kiểu chữ thương hiệu một cách cẩn trọng có thể là một trong những cách thể hiện hiệu quả nhất để nhấn mạnh tính cách riêng của thương hiệu. Kiểu chữ dễ được nhận biết nhất chính là kiểu chữ riêng được sử dụng cho mẫu logo, song có lẽ quan trọng hơn cả lại là kiểu chữ sử dụng cho các phần tiêu đề chính, tiêu đề phụ, nội dung văn bản và các hàng chữ thuyết minh vốn thường xuất hiện trên các loại tài liệu truyền thông thương hiệu mà các doanh nghiệp vẫn sử dụng hàng ngày, từ mẫu quảng cáo cho đến các tài liệu.


6. Mẫu định dạng thương hiệu


Mẫu định dạng thương hiệu là một “công thức” về hình ảnh được các nhà thiết kế sử dụng để sắp xếp một cách nhất quán những yếu tố đồ họa cho tất cả các hình thức truyền thông của thương hiệu.

Ví dụ, nội dung văn bản, tiêu đề, tựa đề, lời chú thích, ảnh chụp, hình vẽ minh họa, biểu đồ, các yếu tố trang trí.


Bất kỳ loại tài liệu truyền thông dạng thể hiện hình ảnh nào cũng cần có một mẫu định dạng rõ ràng để giúp cho người đọc dễ dàng lướt qua các thông tin trình bày mà không gặp phải vướng mắc gì.

Trong các cuốn sách hay trong các tờ báo, đều có thể tìm thấy các sự kết hợp đa dạng của tiêu đề chính, tiêu đề phụ, hàng chữ thuyết minh, cách đánh số trang, ảnh minh họa, tranh vẽ và nhiều yếu tố đồ họa khác. Khi áp dụng nhất quán một mẫu định dạng không những mang lại lợi ích cho người đọc mà bên xuất bản cũng có thể soạn thảo thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nếu thiếu những mẫu định dạng theo format chuẩn, các đơn vị xuất bản sẽ không thể cung cấp tin tức cho bạn một cách nhanh chóng.


Theo “Đầu tư cho chiến lược hình ảnh thương hiệu”


Popular posts from this blog

[Tìm Hiểu] Tại sao thiết kế web tại Nhật Bản lại khác thường

Trong con mắt nhiều người thì Nhật  Bản là vùng đất của những khu vườn yên bình, những cung điện tĩnh lặng và những buổi tiệc trà tinh tế. Cả văn hoá truyền thống và kiến trúc hiện đại, sách và tạp chí đều có những thành tự đáng ghen tị với giới thiết kế toàn cầu. Tuy nhiên vì lý do thực tế nào đó, sự chuyên nghiệp này lại không hề có mặt trên các sản phẩm kỹ thuật số, đặc biệt là các trang web, hầu hết chúng chẳng khác gì so với những năm 1998.     Hãy mở trình duyệt và thử một vài trang web nổi tiếng tại Nhật như:   Goo , Rakuten ,  Yomiuri ,  NicoNico ,  OKWave ,  @cosme ,.. Chữ hiển thị dày đặc trong các khối Hình ảnh nhỏ với chất lượng tối thiểu Bạn không thể đếm có bao nhiêu cột Màu tươi sáng, tương phản đi cùng các biểu ngữ nhấp náy Công nghệ lỗi thời – ví dụ như Flash. Những trang web tối giản hầu như không xuất hiện. Các trang như  wabi-sabi  rất hiếm. Nhiều giả thuyết được đưa ra và tôi cũng cố gắng giải thích dựa trên những gì phổ biến

Tạo wifi hotspot với TP-Link WR1043ND, OpenWRT, Nodogsplash

Mình có mua một router wifi TP-Link TL-WR1043ND và cần phát wifi cho một số người dùng. Ngoài việc phát wifi ra mình còn muốn tạo một trang web mặc định mỗi khi người dùng truy cập vào (captive portal) để hiện một số nhắc nhở, thông báo, và kiểm soát lưu lượng theo từng máy để không có máy nào chiếm hết băng thông. Bằng cách sử dụng  OpenWRT ,  Nodogsplash  và  wshaper , mình đã có thể làm được hết các yêu cầu trên. Cài đặt OpenWRT cho router Bạn tải về OpenWRT cho WR1043ND ở đây: http://downloads.openwrt.org/snapshots/trunk/ar71xx/openwrt-ar71xx-generic-tl-wr1043nd-v2-squashfs-factory.bin Sau đó đăng nhập vào router, phần System Tools -> Firmware Upgrade, bấm  Browse  rồi chọn file vừa tải về. Sau đó bấm  Upgrade . Sẽ mất một vài phút để router cập nhật firmware, sau đó nó sẽ tự khởi động lại. Cập nhật firmware cho router TP-Link Khi router khởi động lại xong, bạn sẽ cần đăng nhập vào router và setup một vài thứ như password root, giao diện web… Trước tiên  telnet

Một con chip khuếch đại âm thanh tối giản LM3886

bởi Mick Feuerbacher, tháng Bảy năm 2006. Cập nhật  tháng 8 năm  2006,  tháng 8 năm  2006. Dự án này là một bộ khuếch đại công suất LM3886 dựa giản. Nó chỉ có số lượng tối thiểu của các bộ phận trong đường dẫn tín hiệu: Ba điện trở - không có gì khác. Ba điện trở là cần thiết cho các chức năng của amp đơn giản hóa như vậy hơn nữa trong ý nghĩa này là không thể. Đề cập đến các sơ đồ dưới đây, ba điện trở Rg, thiết lập trở kháng đầu vào của amp, và Rf và Ri, trong đó thiết lập được. Đặc biệt trong thiết kế này sử dụng một đầu vào nắp khớp nối là tránh. Điều này cải thiện đáng kể sạch và minh bạch, đặc biệt là nếu giai đoạn trước có tụ điện đầu ra khớp nối. Những nếu không sẽ không cần thiết cascaded với các tụ điện đầu vào, đó là không tốt cho âm thanh. Nếu bạn muốn xây dựng amp này, được tuy nhiên cẩn thận nếu bạn không chắc chắn nếu giai đoạn trước trong hệ thống của bạn có chữ hoa đầu ra khớp nối. Nếu nó không có, DC có thể vào amp, mà sẽ được khuếch đại và gửi đến loa của bạn!