Skip to main content

Posts

Showing posts from April, 2014

Quy Tắc Khung Hình

    Trong nhiếp ảnh không có một quy tắc nào là luôn đúng. Trong thiết kế cũng vậy nhưng chúng ta cần một sự cân bằng cho bức ảnh chính vì thế ta cần có những bố cục hợp lý. Những quy tắc sau sẽ làm cho bức ảnh của chúng đẹp hơn, ấn tượng hơn, bố cục hợp lý hơn. Quy tắc Một phần ba     B ức ảnh được chia thành 9 phần, bởi 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang. Trong quy tắc Một phần ba, bạ n nên đặt các phần quan trọng của khung cảnh dọc theo các đường kẻ, hoặc ở các điểm mà chúng giao nhau. Các yếu tố cân bằng    Khi đặt một chủ thể lệch khỏi tâm của bức ảnh, như khi áp dụng quy tắc Một phần ba, điều đó sẽ làm bức ảnh thú vị hơn, nhưng cũng làm lộ ra một phần trống trong ảnh. Bạn nên cân bằng "trọng lượng" của chủ thể trong ảnh bằng cách đưa vào một chủ thể khác, ít quan trọng hơn, để lấp vào chỗ trống đó. Đường dẫn ánh nhìn    Khi nhìn vào một bức ảnh, đôi mắt chúng ta sẽ tự nhiên nhìn vào các đường kẻ. Bằng cách suy nghĩ về việc đặt

[ Vui vẻ] Quảng cáo cùng năm tháng

Định luật Fitts và giao diện Application

Cơ bản về định luật Fitts Định luật Fitts là mô hình của sự vận động của con người nhằm xác định thời gian cần thiết để di chuyển từ một vị trí đến một khu vực khác. Mặc dù định luật Fitts được sử dụng dể mô tả quá trình trong cả thế giới thực (sử dụng ngón tay) hay trên máy tính (con trỏ), nó thực sự được áp dụng nhiều hơn trong lĩnh vực thiết kế giao diện người dùng cho các phần mềm trên máy tính. Công thức cơ bản của định luật được tính theo khoảng cách đến mục tiêu và kích thước của mục tiêu đó. Công thức thì khá phức tạp, nhưng ý nghĩa của nó lại khá đơn giản (đến hiển nhiên) như Jensen Harris tóm tắt: Mục tiêu càng xa thì thời gian để tiếp cận được nó sẽ lâu hơn. Mục tiêu càng nhỏ thì thời gian để tiếp cận được với nó sẽ lâu hơn. Như đã nói, hai nguyên tắc của định luật được áp dụng trên máy tính để miêu tả các tác vụ như trỏ – và – nhấn hay kéo – và – thả. Những giới hạn của định luật gốc: Nó chỉ được áp dụng trong chuyển động một chiều. Định luật chỉ mô tả cá

[Ảnh] Chụp ảnh thế nào cho đẹp

[ Vui Vẻ ] Nếu thế giới trở thành thế này. Bạn sẽ làm gì ?

[Tìm Hiểu] Những thói quen tuyệt vời cho người thiết kế web

Bắt đầu từ một vị trí trong tổ chức, đặc biệt nếu bạn còn bỡ ngỡ khi bước vào nền công nghiệp thiết kế, bạn sẽ thấy có rất nhiều thứ mệt mỏi hơn bạn nghĩ ban đầu. Trải qua điều đó là một cảm giác quen thuộc với những ai đang làm trong ngành công nghiệp này, dù đôi khi nó cũng không đem lại những lợi ích cho chúng ta. Một trong những trách nhiệm của những người kỳ cựu trong công việc này là hướng dẫn các thành viên mới đồng thời chia sẻ với họ nhưng kiến thức để giúp họ thành công. "Chuyên nghiệp hoá tất cả mọi thứ ngay từ khi bắt đầu" Đó là lời tổng thống Rutherford B. Heyes đã nói tới. Tôi gần đây đã viết một bài trên Smashing với tiêu đề "Những điều học được trong việc trở thành một nhà thiết kế web chuyên nghiệp". Theo cách nhìn đó, chúng ta sẽ khám phá những bài học mà tôi thấy rằng nó luôn đi cùng với nhưng nhân viên nổi trội và thăng tiến trong nghề. Hoà nhập với văn hoá công ty Mỗi công ty đều khác nhau – khác về chính sách

[Khám Phá] Hiểu phông chữ của bạn Gill Sans

Còn được gọi là "Helvetica của nước Anh". Trong phần tiếp theo của loạt bài "Hiểu phông chữ của bạn" sẽ nói tới một phông chữ không chân có đặc điểm Nhân văn: Gill Sans. Chịu ảnh hưởng "Underground – Dưới lòng đất" Lịch sử của Gill Sans bắt nguồn từ kiểu chữ biểu tượng (iconic typeface) của Edward Johnston. Johnston Sans, được thiết kế cho hệ thống ngầm London năm 1913. Eric Gill, người đã theo học Johnston tại trường Nghệ thuật thủ công London, sau này họ cũng là bạn và hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra những kiểu chữ độc quyền. Trái:  khuôn chữ Johnston Sans tại bảo tàng London Transport, 1913.  Bên phải:  Biển báo tròn tại London sử dụng Johnston Sans (Thường được nhầm lẫn với Gillsans), được thiết kế năm 1919. Tạo ra một mặt chữ "in thử ngớ ngẩn" (nguyên văn: fool-proof typeface) Không thoả mãn với các sản phẩm của Johnston, Gill bắt đầu tạo ra một mặt chữ hoàn hảo và dễ nhận biết hơn. "Những nỗ lực đáng chú ý

[Tìm Hiểu] Tại sao thiết kế web tại Nhật Bản lại khác thường

Trong con mắt nhiều người thì Nhật  Bản là vùng đất của những khu vườn yên bình, những cung điện tĩnh lặng và những buổi tiệc trà tinh tế. Cả văn hoá truyền thống và kiến trúc hiện đại, sách và tạp chí đều có những thành tự đáng ghen tị với giới thiết kế toàn cầu. Tuy nhiên vì lý do thực tế nào đó, sự chuyên nghiệp này lại không hề có mặt trên các sản phẩm kỹ thuật số, đặc biệt là các trang web, hầu hết chúng chẳng khác gì so với những năm 1998.     Hãy mở trình duyệt và thử một vài trang web nổi tiếng tại Nhật như:   Goo , Rakuten ,  Yomiuri ,  NicoNico ,  OKWave ,  @cosme ,.. Chữ hiển thị dày đặc trong các khối Hình ảnh nhỏ với chất lượng tối thiểu Bạn không thể đếm có bao nhiêu cột Màu tươi sáng, tương phản đi cùng các biểu ngữ nhấp náy Công nghệ lỗi thời – ví dụ như Flash. Những trang web tối giản hầu như không xuất hiện. Các trang như  wabi-sabi  rất hiếm. Nhiều giả thuyết được đưa ra và tôi cũng cố gắng giải thích dựa trên những gì phổ biến